Học Kèm Tiếng Indonesia

Indonesia được biết đến một quốc gia đứng đầu dân số trong khu vực Đông Nam Á và có nhiều ngôn ngữ bản địa nhất thế giới. Đồng thời, lượng người nói tiếng Indonesia chiếm tỷ lệ cao trên toàn cầu. Ngoài ra, còn có biệt danh là ‘đất nước vạn đảo’ nhờ vào những danh lam thắng cảnh hấp dẫn, văn hóa độc đáo. Sự phát triển kinh tế cũng là yếu tố thu hút giới đầu tư, chuyên gia và người lao động.   

Dựa theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia trong năm 2023 đạt 1.390 tỷ đô la Mỹ, theo GDP danh nghĩa. Mức tăng trưởng cao so hơn với năm 2022 là 3,6%. Bên cạnh đó, theo ước tính của IMF, thu nhập bình quân đầu người tại Indonesia năm 2023 đạt 5.016 USD, đã tăng 10,1% so với năm 2022.

Được biết, Indonesia thuộc top 5 những quốc gia có nền kinh tế phát triển ở Châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nhờ phát triển chính sách kinh tế mới đã đưa Indonesia từ một đất nước nghèo trở thành quốc gia có tiềm năng lớn mạnh về kinh tế. Bằng chứng, có thể nhìn thấy qua tỷ lệ người nghèo tại Indonesia giảm 40,9% từ năm 1998 đến nay xuống còn 9%. Điều đó, chứng minh chính sách này có những thay đổi đáng kể góp phần vào việc phát triển kinh tế, cải thiện môi trường sống cho người dân. Indonesia cũng được các giới chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển kinh tế trong những năm sắp tới.

Hành trình Indonesia trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á như thế nào?

Từ năm 1970, khi Indonesia áp dụng chính sách kinh tế mới, đất nước này đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và tiếp tục phát triển mạnh trong những năm 1990. Thậm chí, Indonesia từng trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, đến năm 1997-1998 do cuộc khủng hoàng tài chính Châu Á diễn ra đã làm nền kinh tế Indonesia bị suy thoái nghiêm trọng khiến tỷ lệ người nghèo, thất nghiệp tăng cao. Khi đó, Indonesia thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế để giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Chính phủ tăng cường quản lý tài chính và tiền tệ, mục đích là để kiểm soát lạm phát, ổn định đồng rupiah, tránh thâm hụt ngân sách thông qua việc giảm chi tiêu công, tăng thuế, tăng lãi suất, bớt bán ngoại tệ, tăng cường dự trữ ngoại hối. Ngoài ra, Indonesia thúc đẩy hội nhập quốc tế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sau khi vượt qua giai đoạn khủng hoảng, năm 2000 kinh tế Indonesia bắt đầu khôi phục ở những năm tiếp theo.

Chính phủ tập trung đẩy mạnh giảm tỷ lệ nghèo bằng cách tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đầu tư vào giáo dục y tế, triển khai các chương trình an sinh xã hội hỗ trợ người nghèo và cận nghèo. Indonesia tích cực tham gia các hoạt động phát triển kinh tế như ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Indonesia – Australia (IA-CEPA), Hiệp định Thương mại tự do Indonesia – Trung Quốc (ICFTA), Hiệp định Thương mại tự do Indonesia – Hàn Quốc (IKFTA). Các hoạt động này nhằm giúp Indonesia đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2022, Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Indonesia đã đạt mức 5,5%, cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Tỷ lệ nghèo của Indonesia đã giảm từ 28,6% vào năm 2000 xuống còn 9% vào năm 2022.

Bộ trưởng Đầu tư Indonesia, ông Bahlil Lahadalia cho biết, Indonesia đã thu hút 45,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2023, tăng 44,2% so với năm 2022 và cao hơn so với mục tiêu 40 tỷ USD của Chính phủ. Đây là mức tăng trưởng FDI cao nhất thế giới trong năm 2023”.

Trải qua nhiều giai đoạn thử thách và khó khăn, đến nay Indonesia đã được công nhận là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Chủ yếu kinh tế Indonesia phát triển nhờ ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Chẳng hạn nông nghiệp chuyên trồng cây lương thực như gạo, mía, lúa mạch, hạt cà phê, cacao, hồ tiêu cùng với nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc. Ngành công nghiệp bao gồm các lĩnh vực khai thác than, dầu mỏ, đóng tàu, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác.

Riêng ngành dịch vụ du lịch, tài chính, bảo hiểm, bất động sản và logistic đã phát triển mạnh mẽ. Trong đó, du lịch đóng góp quan trọng vào thu nhập ngoại tệ của Indonesia, cụ thể các địa điểm du lịch Bali, Jakarta và Yogyakarta thu hút một lượng lớn du khách quốc tế. Hơn nữa, Indonesia cũng là một trong những nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với việc xuất khẩu dầu mỏ, than, cao su, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, Indonesia nhanh chóng trở thành một quốc gia có nền kinh tế thị trường công nghiệp mới và được xếp vào nền kinh tế có quy mô lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Điều gì khiến Indonesia có sự khác biệt để giới đầu tư, người lao động và du khách nước ngoài quan tâm?

Ngoài các lý do nhờ vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, chính sách cởi mở thì sự khác biệt về văn hóa tôn giáo cũng là một yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài tại Indonesia. Với tổng số dân số gần 280 triệu người, Indonesia trở thành quốc gia đông dân nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trên thế giới. Trong đó, dân số trẻ, đang trong độ tuổi lao động có tỷ lệ rất cao. Nhất là, cộng đồng hồi giáo ở Indonesia, chiếm 87,2% dân số cả nước và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội thông qua các lễ hội truyền thống quan trọng như lễ Eid al-Fitr và Eid al-Adha.

Điều này góp phần xây dựng môi trường kết nối vững mạnh, đảm bảo ổn định chính trị và tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn. Bên cạnh đó, chính phủ Indonesia thực hiện các chính sách áp dụng có lợi cho nhà đầu tư là giảm miễn thế, hỗ trợ kinh tế, hợp tác công tư, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao nguồn nhân lực. 

Không chỉ vậy, chính phủ Indonesia còn tăng cường ‘mở cửa’ chính sách cho chuyên gia quốc tế, có trình độ cao đến làm việc, thậm chí trợ giúp tài chính hoặc cho vay. Đặc biệt, họ ưu tiên các chuyên gia trong ngành lĩnh vực công nghệ, năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao. Mục tiêu thúc đẩy phát triển nền kinh tế bằng cách nâng cao năng suất trong các ngành công nghiệp quan trọng. Thêm vào đó, Indonesia cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các lao động phổ thông nước ngoài chẳng hạn xin thị thực, giấy phép lao động, miễn giảm thuế thu nhập, trợ cấp y tế giáo dục con cái và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động phổ thông nước ngoài nhất là trong ngành xây dựng, sản xuất, dịch vụ do bị thiếu hụt nhân công lao động.

Mặt khác, Indonesia có 17.508 hòn đảo lớn nhỏ, ước khoảng 300 sắc tộc với 840 ngôn ngữ được sử dụng tại Indonesia. Trong số đó, 718 ngôn ngữ bản địa được dùng như tiếng mẹ đẻ, tạo ra sự phong phú đa dạng về ngôn ngữ và mang lại nét riêng cho đất nước Indonesia. Đồng thời, khơi dậy sự quan tâm và thu hút khách du lịch nước ngoài đến Indonesia ngày càng gia tăng. Cụ thể, theo báo cáo của BPS, Indonesia đã đón khoảng 8,5 triệu lượt khách quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2023, con số này cao hơn mức cả năm 2022 là 5,88 triệu lượt. Tất cả điều này giúp Indonesia trở nên thu hút với nhà đầu tư, chuyên gia hơn bao giờ hết.

Tại sao phải cần học tiếng Indonesia?

Với tiềm lực kinh tế vững mạnh và đông đảo dân số, Indonesia được IMF dự đoán tương lai sẽ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới theo GDP danh nghĩa vào năm 2030. Điều này mở ra nhiều cơ hội và lợi ích cho những người học tiếng Indonesia. Ngoài ra, theo dữ liệu quốc tế của Ethnologue, tiếng Indonesia được xếp hạng thứ 11 và đang được phổ biến vào hệ thống chương trình giáo dục chính quy ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, tiếng Indonesia chính thức được nhiều người biết tới từ năm 2019, thông qua các sự kiện, du lịch, thương mại, truyền hình, phim ảnh. Nhờ đó, phát triển mạnh nhu cầu dịch thuật dịch tiếng Indonesia, cũng như sự quan tâm của giới chuyên môn. Tuy nhiên, khi ấy để tìm kiếm người giỏi tiếng Indonesia lại rất hiếm. Nhận thấy tiềm năng phát triển, Bộ giáo dục Việt Nam bắt đầu thúc đẩy nhu cầu học tiếng Indonesia bằng cách áp dụng vào hệ thống chương trình giáo dục tại các đại học chính quy. Đến nay, đã có gần 10 trường đại học chuyên ngành Tiếng Indonesia với khoảng trung bình 300-600 sinh viên tốt nghiệp. Điều này, cho thấy tiếng Indonesia đang dần có những bước phát triển ở Việt Nam. Dẫu vậy, số lượng người học thành thạo tiếng tiếng Indonesia lại chưa tới 2%. Từ đó, thấy rõ sự thiếu hụt người giỏi tiếng Indonesia để phục vụ cho công tác nghiên cứu, dịch thuật và làm việc còn khá cao. Một trong những lý do được khảo sát là do phương pháp giảng dạy chưa đồng nhất, chương trình chưa sâu sát với thực tế, ít sử dụng giao tiếp hoặc không có cơ hội tiếp xúc với người bản xứ.

Hiểu được nhu cầu này, PLG đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm những giảng viên có trình độ chuyên môn cao để hỗ trợ người học phát huy khả năng ngôn ngữ tiếng Indonesia. Những học viên ở xa có thể chọn hình thức kèm thông qua online trực tuyến hoặc học trực tiếp với giáo viên. Phương pháp giảng dạy thực tế sẽ mang lại hiệu quả tích cực và rút ngắn thời gian giao tiếp với người bản xứ một cách dễ dàng. Đồng thời, khi thạo tiếng Indonesia cũng có thể giao tiếp với người Malaysia bởi cả hai cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Malay (Mã Lai) -Polynesia, có nhiều điểm tương đồng về ngữ pháp, từ vựng và phát âm.

Học Kèm Tiếng Indonesia

Marijah – giáo viên PLG, từng tốt nghiệp trường Đại Học danh tiếng Gadjah Mada ở Indonesia và được nhận học bổng toàn phần nơi đó. Ngoài ra, cô còn thành thạo tiếng Mã Lai và được biết tới là phiên dịch viên tiếng Indonesia đầu tiên tại Việt Nam. Với nhiệm vụ thường xuyên tháp tùng cho các cấp chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức du lịch giữa hai nước. Cô cho biết: “Ngôn ngữ Indonesia được tạo thành từ các tiếng như Mã Lai, Java, Sunda và một số tiếng bản địa của Indonesia. Mặc dù sự tương đồng của tiếng Indonesia với tiếng Mã  Lai có nhiều điểm giống nhau đến 76% nhưng vẫn có chút khác biệt về giọng nói địa phương. Cho nên, nếu nắm chắc tiếng Indo và có kinh nghiệm làm việc thực tế lâu năm sẽ dễ dàng phân biệt cũng như biết thêm tiếng Mã Lai. Đó là một lợi thế khi học tiếng Indonesia, bởi ngôn ngữ này có thể trò chuyện giao tiếp với người Malaysia, Brunei và Singapore”.

Nếu bạn đang quan tâm Học Kèm Tiếng  Indonesia tại PLG, xin vui lòng click vào đây và điền các thông tin yêu cầu hoặc gửi thư về daotaongonngu@plg.com.vn để sớm nhận được báo giá ngay.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *