Học Kèm Tiếng Campuchia

Khi nhắc đến Vương quốc Campuchia, người ta sẽ thường liên tưởng đến những lâu đài cổ kính hay kiến trúc độc đáo cùng với các lễ hội truyền thống, điệu mua dân gian. Đặc biệt, sự chất phác của người dân nơi đây đã chiếm không ít tình cảm từ du khách cũng như mở ra ‘cơ hội vàng’ cho các nhà đầu tư.

Những năm gần đây, Vương quốc Campuchia không chỉ biết đến di sản văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú, mà còn được coi là vùng đất màu mỡ, có vị trí địa lý đắc địa giữa khu vực Đông Nam Á. Nhất là, tiềm năng phát triển kinh tế khi nhà nước mở cửa chính sách đầu tư. Điều này, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Dựa trên thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Campuchia, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia tăng khoảng trung bình từ 10% – 15% hàng năm. Cụ thể, năm 2022, có 196 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia, đã tăng 11% so với năm 2021. Đối với năm 2023, mặc dù có nhiều biến động, khó khăn về tài chính nhưng các nhà đầu tư người Việt vẫn tiếp tục duy trì tăng lên 219 doanh nghiệp, đồng nghĩa kết quả này cao hơn so cùng kỳ năm trước là 12,5%. Một công bố khác của Campuchia khẳng định, Việt Nam nhiều năm liền nằm trong top 5 quốc gia có số lượng đầu tư mạnh lớn nhất tại thị trường Campuchia kể từ năm 2016 cho đến nay. Điều này cho thấy, sức hút ở Campuchia có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà đầu tư Việt Nam.

Ảnh. Đất nước tại Campuchia

Ngoài ra, dựa trên thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam năm 2023, ước tính có 3.000 sinh viên người Campuchia đang du học tại các trường đại học, cao đẳng, và trung học phổ thông ở Việt Nam. Trong khi số lượng người Việt Nam theo học ngôn ngữ này đã lên hơn 20.000 học viên được phân bổ vào các trường chính quy, trung tâm ngoại ngữ hoặc học kèm riêng.  

Vậy đâu là lý do doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh vào thị trường Campuchia và vì sao người Việt lại chọn học tiếng Campuchia?

Lý do Campuchia thu hút nhà đầu tư Việt Nam? 

Theo số liệu mới nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố tính đến tháng 12/2023, tổng vốn đầu tư Việt Nam vào Campuchia đạt gần 3 tỷ USD, tăng hơn 12% so với năm 2022. Đây được cho mức vốn đầu tư cao nhất từ trước đến nay, khi nhà đầu tư Việt Nam bước chân vào thị trường Campuchia. Trong đó, họ tập trung khai thác chủ yếu liên quan đến sản xuất, chế biến, thương mại, dịch vụ nông nghiệp. Mặc dù, năm 2023, có nhiều biến động mạnh về kinh tế và khủng hoàng toàn cầu diễn ra nghiêm trọng nhưng Việt Nam vẫn chọn lựa Campuchia là nơi ‘gửi gắm’. Đủ thấy, sự quan tâm và đặt niềm tin cao của các nhà đầu tư Việt Nam vào cơ hội tiềm năng phát triển kinh tế tại quốc gia này.

Vậy đâu là lý do để các nhà đầu tư Việt Nam tự tin hướng đến, trong khi chính phủ Campuchia cũng thừa nhận và phát biểu tình hình chính trị của nước họ vẫn còn một số bất ổn. Tuy vậy, các nhà đầu tư có khả năng nhìn ra tiềm năng cơ hội ở Campuchia, chính là thấy được các điều kiện sau đây:

1. Tăng trưởng kinh tế ổn định

Dựa theo số liệu Ngân hàng Thế giới World Bank báo cáo, GDP của Campuchia đạt mức tăng trưởng lên 7,5%/năm trong giai đoạn từ 2016-2023. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới trong cùng giai đoạn là 3,3%/năm. Cụ thể, năm 2016 GDP Campuchia đạt 17,1 tỷ USD và vượt tới cột mốc là 35,1 tỷ USD trong năm 2023. Điều này, cho thấy Campuchia đã thu được thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh tế. Ngoài ra, các tổ chức như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới đều dự đoán tương lai Campuchia sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Ảnh. Khu vực đô thị tại Campuchia

2. Cơ sở hạ tầng phát triển

Chính phủ Campuchia đang tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, năng lượngviễn thông. Cụ thể, Campuchia đã xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ, đường sắt và sân bay. Chẳng hạn, đường cao tốc Phnom Penh – Sihanoukville với tổng chiều dài 190km. Tuyến đường này đã giúp giảm thiểu thời gian di chuyển giữa hai thành phố cách nhau 6 tiếng, nay xuống còn 2 tiếng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, vận chuyển và du lịch. Song song đó, Chính phủ Campuchia cũng đẩy mạnh việc phát triển mạng lướt viễn thông như điện thoại di động, internet thông qua việc cho phép các nhà mạng viễn thông nước ngoài đầu tư vào thị trường Campuchia. Điều này, giúp việc kết nối trở nên thuận tiện và dễ dàng. Đồng thời, thúc đẩy thương mại điện tử với các hoạt động kinh doanh khác.

Ảnh. Tuyến đường cao tốc Phnom Penh – Sihanoukville

Hiện tại, chính phủ Campuchia rất quan tâm việc mở rộng nguồn năng lượng sạch bao gồm điện mặt trời và điện gió. Một ví dụ điển hình , Campuchia đã ký hợp đồng với Tập đoàn điện lực Trung Quốc để xây dựng nhà máy điện mặt trời với công suất 120 MW tại tỉnh Kampong Cham. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2025. Mục đích hỗ trợ này để làm giảm được chi phí năng lượng và bảo vệ môi trường.

Những nỗ lực đầu tư của chính phủ Campuchia trong việc phát triển các cơ sở hạ tầng hiện đại và tiện ích, mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. Nguồn lao động trẻ dồi dào, đa dạng trình độ với chi phí thấp

Mới đây, Liên Hợp Quốc vừa báo cáo số liệu thống kê dân số Campuchia năm 2023 là 17.498.868 người. Trong đó, độ tuổi dưới 30 chiếm hơn 6 triệu dân và đa số họ tập trung sinh sống ở các đô thị, thành phố lớn như Phnom Penh, Sihanuk, Battambang, Siem Riep. Mặt khác, theo số liệu UNESCO cho biết trình độ dân trí của người dân Campuchia chưa đồng đều, có sự chêch lệch rất lớn. Đối với trình độ thấp chưa tốt nghiệp trung học phổ thông là 33,8%, trình độ trung bình đã tốt nghiệp phổ thông và trung học là 53,4% và trình độ cao từ bậc hệ cao đẳng, đại học trở lên là 12,8%, trong đó trình độ nam giới cao hơn nữ giới gấp 2 lần.

Ảnh minh họa 

Bên cạnh, Ngân hàng Thế Giới cũng cho biết, số liệu tổng thu nhập bình quân đầu người ở Campuchia trong năm 2023 giao động từ 1.550 USD vùng nông thôn đến 2.000 USD ở khu vực thị thành. Mức thu nhập này, vẫn còn khá thấp so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Qua đó, có thể thể hiện đất nước Campuchia có nguồn nhân lực lao động trẻ dồi dào, đa dạng trình độ với mức chi phí thấp cũng nằm trong sự quan tâm của giới đầu tư.

4. Chính sách bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư và lợi nhuận kinh tế

Ngoài các yếu tố về văn hóa địa lý, Campuchia còn thu hút bởi chính sách bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Các hoạt động thông qua cơ chế đầu tư thông thoáng, minh bạch như là không giới hạn các lĩnh vực kinh doanh, không bị phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong hay ngoài nước. Thêm vào đó, các thủ tục đầu tư đơn giản hóa đã rút ngắn thời cấp phép. Hơn nữa, Campuchia còn có những chính sách đãi ngộ cho các nhà đầu tư, bao gồm việc miễn, giảm thuế, ưu đãi giá thuê đất và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Cụ thể, đối với các nhà đầu tư mới, hoàn toàn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu tiên và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm tiếp theo. Đồng thời, nhà đầu tư còn được giảm giá thuê đất cho những dự án có đầu tư quy mô, sử dụng công nghệ cao với thời gian thuê kéo dài lên đến 99 năm. Hơn nữa, có nhiều chính sách pháp lý bảo hộ như quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp đầu tư, hỗ trợ xúc tiến thương mại,.. để hỗ trợ quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, Campuchia thường ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam là nhờ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trước đây. Ông Hun Many,  Bộ trưởng Bộ Công vụ Campuchia đã từng nhấn mạnh, Campuchia coi Việt Nam là một đối tác kinh tế quan trọng và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam vào Campuchia. Bởi thế, các hoạt động kinh doanh đầu tư tại đây đa số hơn 80% là người Việt. Dẫu vậy, lợi nhuận kinh tế vẫn là điều quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư. Chính vì sự thiếu hụt, khan hiếm ở Campuchia trong việc sản xuất, chế biến nên các mặt hàng nhập khẩu và đa phần các mặt hàng sản phẩm bán ra chệch lệch khá nhiều so với các nước cùng trong khu vực. Cộng thêm, đời sống phát triển cũng thúc đẩy khả năng mua sắm của người dân tăng lên. Tất cả những điều kiện này đều góp phần mang đến những lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư.

Lý do người Việt chọn học tiếng Campuchia?

Ngày nay, tiếng Campuchia không còn xa lạ với người Việt, thậm chí trở nên quen thuộc là do chúng ta có nhiều cơ hội tiếp xúc, cũng như thường nghe thông tin về đất nước Campuchia. Đặc biệt sự chất phác của người dân Campuchia cũng là một nét đẹp riêng, tạo ra sự ấn tượng thiện cảm đối với người dân Việt Nam. Hơn nữa, các yếu tố về môi trường thiên nhiên, văn hóa, tôn giáo giữa hai quốc gia có những nét tương đồng, gần gũi. Đây cũng là lý do khiến một số người Việt muốn theo học để được khám phá vùng đất trù phú này.

Hình ảnh nổi tiếng được nhiều du khách biết đến

Mặt khác, Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam, trong năm 2023, có khoảng 1,5 triệu người Việt Nam đang làm việc tại Campuchia. Bên cạnh đó, người theo học tiếng Campuchia ở Việt Nam cũng gia tăng mạnh vào những năm gần đây. Giải thích về vấn đề này, TS. Nguyễn Thị Huệ, trường Đại Học Trà Vinh cho biết “Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường khá lớn vì nhiều em đã có mức lương ổn định và thu nhập cao. Đó là vấn đề được các học viên quan tâm nhiều nhất.” Một trong những kết quả tạo nên giá trị đó, chính là nhờ các điều kiện thu hút giới đầu tư và doanh nghiệp mà đất nước Campuchia trở thành điểm đến hấp dẫn mở rộng thương mại và giao lưu văn hóa thế giới. Từ đó, giúp ngôn ngữ Campuchia ngày càng phát triển.

Thầy Rober, một giáo viên dạy tiếng Campuchia, có kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành biên phiên dịch đã chia sẻ: Đa số học viên chọn kèm riêng tại PLG, hầu hết là các doanh nghiệp, chủ nhà đầu tư, có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, để khai thác và hỗ trợ cho cộng đồng doanh nhân trong việc giảng dạy tiếng Campuchia. Những giảng viên tham gia đều phải có kiến thức chuyên sâu, vốn từ đa dạng ngành nghề, am hiểu kinh tế, văn hóa xã hội mới đạt đúng tiêu chuẩn lựa chọn của học viên.”

Học Kèm Tiếng Campuchia

Ảnh. Thầy Rober, giáo viên tiếng Campuchia tại PLG

Chị Thu Cúc, học viên PLG – chủ doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại Campuchia, nhận xét: “Tiếng Campuchia có thể nói một ngôn ngữ khó học bởi cách viết phức tạp và khó nhớ. Tuy nhiên bằng phương pháp giảng dạy thực tế, thầy đã giúp cho tôi nhanh chóng có thể giao tiếp với người bản xứ chỉ trong vài tháng”.

PLG là đơn vị Đào Tạo Đa Ngôn Ngữ được thành lập từ năm 2009 đến nay, được xem là nơi hội tụ của các chuyên gia, giúp cho ngàn doanh nghiệp tiếp cận với nhiều ngôn ngữ hiếm nhất thế giới.

Nếu bạn đang quan tâm Học Kèm Tiếng Campuchia tại PLG, xin vui lòng click vào đây và điền các thông tin yêu cầu hoặc gửi thư về daotaongonngu@plg.com.vn để sớm nhận được báo giá ngay.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *